Chiến lược làm bài Part 5 Toeic ( Incomplete Sentences)

1. Chỉ dẫn và các chiến lược làm bài

– Đây là những lời chỉ dẫn cho Part 5 của bài thi TOEIC mới. Bạn hãy đọc kỹ chúng. Nếu bây giờ bạn đã hiểu rõ chỉ dẫn, bạn sẽ không phải đọc lại chúng trong bài thi thật.

Section II: Reading

In the Reading test, you will read a variety of texts and answer several different types of reading comprehension questions. The entire Reading test will last 75 minutes. There are three parts, and directions are given for each part. You are encouraged to answer as many questions as possible within the time allowed. You must mark your answers on the separate answer sheet. Do not write your answers in your test book.

 Part 5: Incomplete Sentences

 Directions: A word or phrase is missing in each of the following sentences. Four answer choices are given below each sentence. Select the best answer to complete the sentence. Then mark the letter (A), (B), (C), or (D) on your answer sheet.

Trong bài giảng này bạn sẽ học về những kiểu loại phổ biến nhất trong Part 5:

Từ cùng họ (Word families)

Từ giống nhau (Similar words)

Giới từ (Prepositions)

Liên từ (Conjunctions)

Trạng từ chỉ tần xuất (Adverbs of frequency)

Động từ cầu khiến (Causative verbs)

Câu điều kiện (Conditional sentences)

Thì của động từ (Verb tense)

Cụm động từ (Two-word verbs)

a. Từ cùng họ (Word families)

– Từ cùng họ là những từ trông giống nhau nhưng có phần cuối khác nhau.

TỪ GỐC:                    nation

PHẦN CUỐI:             -al                    -ize                   -ly                    -ity

HỌ TỪ:                       national           nationalize       nationally        nationality

– Những phần cuối này (-al, -ize, -ly, -ity, -ful, -sion, v.v…) biến từ gốc thành danh từ (noun), hoặc động từ (verb), hoặc tính từ (adjective), hoặc trạng từ (adverb). Ví dụ, từ care có thể được biến thành một tính từ (cafeful) hoặc một trang từ (carefully).

CHIẾN LƯỢC CHO CÁC KIỂU TỪ CÙNG HỌ

Hãy tự hỏi mình những câu sau:

  • Bạn có cần danh từ không? Nếu có, thì phần cuối có làm từ đó thành một danh từ không?

Phần cuối của danh từ là: -ance, -ancy, -ence, -ation, -dom, -ism, -ment, -ness, -ship, -or, -er, -ion.

SAI:                [I was happy to hear about his achieve.]

ĐÚNG:           I was happy to hear about his achievement.

  • Bạn có cần tính từ không? Nếu có, thì phần cuối có làm từ đó thành một tính từ không?

Phần cuối của tính từ là: -able, -ible, -al, -ful, -ish, -ive

SAI:                [It is a child idea.]

ĐÚNG:           It is a childish idea.

  • Bạn có cần trạng từ không? Nếu có, thì phần cuối có làm từ đó thành một trạng từ không?

Phần cuối của trạng từ là: -ly, -ward, -wise

SAI:                [She drives very careful.]

ĐÚNG:           She drives very carefully.

  • Bạn có cần động từ không? Nếu có, thì phần cuối có làm từ đó thành một động từ không?

Phần cuối của động từ là: -en, -ify, -ize

SAI:                [The government has been trying to modern the car industry.]

ĐÚNG:           The government has been trying to modernize the car industry.

b. Từ giống nhau (Similar words)

– Từ giống nhau thường gây bối rối nếu chúng có ý nghĩa tương tự nhau nhưng không thể thay thế cho nhau. Đôi khi chúng có cùng chung từ gốc, cùng tiền tố hay hậu tố. Đôi khi chúng có cùng cách viết. Cấu trúc ngữ pháp và ý nghĩa của câu sẽ giúp bạn xác định được từ nào là đúng.

CHIẾN LƯỢC CHO CÁC KIỂU TỪ GIỐNG NHAU

Hãy tự hỏi mình những câu sau:

  • Nhiều từ có vẻ giống nhau vì chúng bao gồm những chữ cái giống nhau. Những từ khác trong câu có giúp bạn hiểu được nghĩa của từ đó không? 

SAI           [The manager will except the gift.]

ĐÚNG      The manager will accept the gif. 

  • Một vài từ có thể có liên quan tới cùng một chủ đề nhưng có những ý nghĩa khác nhau. Bạn có biết những nghĩa khác của từ?

SAI:          [Do you have change for a ten-dollar currency?]

ĐÚNG:     Do you have change for a ten-dollar bill?

  • Một vài từ có cách viết gần giống nhau nhưng chúng có những ý nghĩa khác nhau hoặc là những phần khác nhau của câu nói. Bạn có chỉ ra được sự khác biệt không?

SAI:          [The athlete does not want to loose the race.]

ĐÚNG:     The athlete does not want to lose the race. 

c. Giới từ (Prepositions)

– Giới từ là những từ ngắn đi trước các cụm từ chỉ thời gian, địa điểm, phương hướng, nguyên nhân và vị trí.

CHIẾN LƯỢC CHO CÁC KIỂU GIỚI TỪ

Hãy tự hỏi mình những câu sau:

  • Bạn có cần nói đến một thời điểm nhất định không? Nếu có, thì bạn thấy có giới từ

at không?

SAI:          [The morning shift starts on 9:00.]

ĐÚNG:     The morning shift starts at 9:00.

  • Bạn có cần nói đến một ngày nhất định không? Nếu có, thì bạn thấy có giới từ on không?

SAI:          [The conference will be held at Friday.]

ĐÚNG:     The conference will be held on Friday.

  • Bạn có cần nói đến một ngày tháng nhất định không? Nếu có, thì bạn thấy có giới từ on không?

SAI:          [The contract deadline is in February 10.]

ĐÚNG:     The contract deadline is on February 10.]

  • Bạn có cần nói đến một thành phố nhất định không? Nếu có, thì bạn thấy có giới từ in không?

SAI:          [Our headquarters are at Baltimore.]

ĐÚNG:     Our headquarters are at Baltimore.

  • Bạn có biết các nghĩa của giới từ đó không? Giới từ đó có logic không?

SAI:          [The letter was written from his secretary.]

ĐÚNG:     The letter was written by his secretary.

d. Liên từ (Conjunctions)

– Liên từ là những từ nối kết các mệnh đề, các cụm từ, hoặc các từ với nhau. 

Liên từ ngang hàng dùng để kết nối 2 từ tương đương. Chúng là: and, or, nor, but.

Liên từ phụ thuộc dùng để kết nối 2 mệnh đề. Chúng là: although, since, because, when, before, v.v…

CHIẾN LƯỢC CHO CÁC KIỂU LIÊN TỪ

Hãy tự hỏi mình những câu sau:

  • Bạn có cần nối 2 danh từ, 2 tính từ, 2 cụm giới từ hay bất cứ các từ nào ngang hàng không? Nếu có, thì bạn thấy có liên từ nào nối chúng không?

 

 

SAI:          [The president also his assistant are coming.]

ĐÚNG:     The president and his assistant are coming.

  • Bạn có thấy cần phải nối 2 câu với nhau không? Nếu có, thì bạn thấy có liên từ ngang hàng nào kết nối chúng không?

 

SAI:          [I can make the copies too John can collate the pages.]

ĐÚNG:     I can make the copies, and John can collate the pages.

  • Bạn có thấy cần phải nối một mệnh đề độc lập với một mệnh đề phụ thuộc không? Nếu có, thì bạn thấy có liên từ phụ thuộc nào kết nối chúng không?

 

 

SAI:          [But he had a suggestion, he didn’t raise his hand.]

ĐÚNG:     Although he had a suggestion, he didn’t raise his hand.

  • Bạn có hiểu các nghĩa của các liên từ và của những từ khác trong câu? Câu có nghĩa và logic không?

 

SAI:          [I know him but his wife.]

ĐÚNG:     I know him and his wife.



e. Trạng từ chỉ tần xuất (Adverbs of frequency)

– Trạng từ chỉ tần xuất có thể được chia thành 2 nhóm: trạng từ chỉ tần xuất rõ ràng chẳng hạn như every day, annually, twice a week và trạng từ chỉ tần xuất không rõ ràng, chẳng hạn như always, rarely, never.

CHIẾN LƯỢC CHO CÁC KIỂU TRẠNG TỪ CHỈ TẦN XUẤT

Hãy tự hỏi mình những câu sau:

  • Bạn có chắc chắn về vị trí của trạng từ không? Bạn có thấy trạng từ chỉ tần xuất rõ ràng nào không? Nếu có, thì hãy nhớ rằng trạng từ chỉ tần xuất rõ ràng thường đứng ở đầu hoặc ở cuối câu.

 

 

SAI:          [Mr. Long walks every day to work.]

ĐÚNG:     Mr. Long walks to work every day.

  • Bạn có chắc chắn về vị trí của trạng từ không? Bạn có thấy trạng từ chỉ tần xuất không rõ ràng nào không? Nếu có, thì có 3 khả năng để nhớ: trạng từ đứng sau động từ to be (He is alwaysbusy.); trạng từ đứng trước tất cả các động từ thường khác (He always eats lunch.); trạng từ đứng giữa trợ động từ và động từ chính (He has always liked you.).

 

 

SAI:          [He always is working late.]

ĐÚNG:     He is always working late.

  • Bạn có hiểu các sắc thái ý nghĩa khác của trạng từ đó không? Bạn có thấy câu đó logic không?

 

SAI:          [There is yet time before the seminar begins.]

ĐÚNG:     There is still time before the seminar begins.

 

f. Động từ cầu khiến (Causative verbs)

– Khi ai đó làm điều gì cho bạn, bạn dùng động từ cầu khiến để thể hiện điều này. Hãy nhìn cẩn thận vào dạng của động từ trong mệnh đề theo sau động từ cầu khiến. Một số động từ cầu khiến là get, make, have, order, want.

CHIẾN LƯỢC CHO CÁC KIỂU ĐỘNG TỪ CẦU KHIẾN

Hãy tự hỏi mình những câu sau:

  • Chủ thể của mệnh đề theo sau động từ cầu khiến có thực hiện hành động không? Nếu có, thì động từ trong mệnh đề đó ở dạng nguyên thể hay ở dạng quá khứ phân từ?

 

 

SAI:          [I had my coworker helped me.]

ĐÚNG:     I had my coworker help me.

SAI:          [I got my coworker help me.]

ĐÚNG:     I got my coworker to help me.

SAI:          [The supervisor had him stocked shelves all day.]

ĐÚNG:     The supervisor had him stocking shelves all day

  • Chủ thể của mệnh đề theo sau động từ cầu khiến có tiếp nhận hành động không? Nếu có, thì động từ trong mệnh đề đó có ở dạng quá khứ phân từ không?

 

SAI:          [Mr. Watson wants the report rewrote soon.]

ĐÚNG:     Mr. Watson wants the report rewritten soon.

 

g. Câu điều kiện (Conditional sentences)

– Có 2 phần cho một câu điều kiện: điều kiện (if) và kết quả. Cũng có 2 loại câu điều kiện: có thật và không có thật.

ĐIỀU KIỆN CÓ THẬT                     KẾT QUẢ

If you come before the meeting, we will have time to talk.

ĐIỀU KIỆN KHÔNG CÓ THẬT     KẾT QUẢ

If my windows were larger, I would get more light.

CHIẾN LƯỢC CHO CÁC KIỂU CÂU ĐIỀU KIỆN

Hãy tự hỏi mình những câu sau:

  • Đấy có phải là điều kiện có thật không? Nếu có, thì động từ trong mệnh đề if ở dạng hiện tại đơn giản hay dạng hiện tại tiếp diễn? Động từ trong mệnh đề kết quả ở dạng hiện tại, tương lai, hay dạng cầu khiến?

 

 

SAI:          [If Gianni will be there, we’ll give him the message.]

ĐÚNG:     If Gianni is there, we’ll give him the message.

  • Đấy có phải là điều kiện không có thật ở hiện tại, sử dụng động từ to be? Nếu đúng, thì động từto be có được sử dụng ở dạng was/were không? 

 

SAI:          [If she is the boss, she would hire him.]

ĐÚNG:     If she was/were the boss, she would hire him.

  • Đấy có phải là điều kiện không có thật ở thì hiện tại hoặc tương lai không? Nếu đúng, thì động từ ở mệnh đề điều kiện có ở thể hiện tại giả định không? Động từ ở mệnh đề kết quả có phải là dạngwould/could + động từ nguyên thể không?

 

 

SAI:          [If humans have two heads, they couldn’t make decisions easily.]

ĐÚNG:     If humans had two heads, they couldn’t make decisions easily.

 

h. Thì của động từ (Verb tense)

– Hãy tìm những từ diễn đạt thời gian trong câu để giúp bạn quyết định thì của động từ. Ví dụ: every day, last week, tomorrow, v.v…Một đầu mối khác là nhìn vào thì của những động từ khác trong câu. Nhớ rằng một vài động từ chỉ có thể dùng trong những thì nhất định. 

CHIẾN LƯỢC CHO CÁC KIỂU THÌ CỦA ĐỘNG TỪ

Hãy tự hỏi mình những câu sau:

  • Có từ diễn đạt thời gian trong câu không? Nếu có, thì thì của động từ có tương đồng với thời gian đó không?

 

 

SAI:          [I work in this department since 1994.]

ĐÚNG:     I have worked in this department since 1994

  • Câu có hai mệnh đề không (một mệnh đề độc lập và một mệnh đề phụ thuộc)? Nếu có, thì thì của động từ trong mệnh đề phụ thuộc có đúng không?

 

 

SAI:          [Ms. Lan tested the copying machine before she buys it.]

ĐÚNG:     Ms. Lan tested the copying machine before she bought it.

  • Động từ đó có được dùng làm một động từ biểu hiện trạng thái không? Nghĩa là, nó có miêu tả một trạng thái hơn là một hành động không? Nếu có, bạn hãy kiểm tra để chắc chắn là động từ đó không ở dạng tiếp diễn (-ing). Lưu ý: Seem, know, và những động từ khác luôn luôn biểu hiện trạng thái. Become, be, và những động từ khác có thể miêu tả một trạng thái hoặc một hành động.

 

 

SAI:          [I am understanding what he’s saying.]

ĐÚNG:     I understand what he’s saying.

 

i. Cụm động từ (Two-word verbs)

– Cụm động từ, chẳng hạn như look at, get by, take in, thông thường là những động từ được kết hợp với những từ khác, thường là giới từ (at, by, in, from, out, v.v…).

CHIẾN LƯỢC CHO CÁC KIỂU CỤM ĐỘNG TỪ

Hãy tự hỏi mình những câu sau:

  • Bạn có chắc chắn về nghĩa của chúng? Nếu không thì hãy tra từ điển. Không có quy luật nào về những cụm động từ để giúp bạn dự đoán nghĩa của chúng. 

 

 

2. Ôn tập chiến lược

a. Ôn lại những chiến lược sau cho Part 5 của đề thi TOEIC mới.

Với các kiểu từ cùng họ, hãy tự hỏi bạn:

 

 

– Bạn cần một danh từ, tính từ, động từ, hay trạng từ?

  • Với các kiểu từ giống nhau, hãy tự hỏi bạn:

 

 

– Những câu trả lời lựa chọn có bao gồm những chữ cái giống nhau, hoặc có cách viết giống nhau không?

– Những câu trả lời lựa chọn có liên quan tới cùng một chủ đề, nhưng có các nghĩa khác nhau không?

  • Với các kiểu giới từ, hãy tự hỏi bạn:

 

 

– Bạn có cần nói về một thời điểm, một ngày, ngày tháng, hay một thành phố nhất định không?

– Những giới từ lựa chọn đó có logic không?

  • Với các kiểu liên từ, hãy tự hỏi bạn:

 

 

– Bạn cần nối những gì và cần dùng liên từ gì?

– Những lựa chọn về liên từ đó có logic không?

  • Với các kiểu trạng từ chỉ tần xuất, hãy tự hỏi bạn:

 

 

– Vị trí của trạng từ có đúng không?

– Những lựa chọn về trạng từ có logic không?

  • Với các kiểu động từ cầu khiến, hãy tự hỏi bạn:

 

 

– Dạng của động từ trong mệnh đề theo sau là gì?

– Ai thực hiện hành động?

  • Với các kiểu câu điều kiện, hãy tự hỏi bạn:

 

 

– Điều kiện đó là có thật hay không có thật?

– Điều kiện đó là ở hiện tại, quá khứ hay tương lai?

  • Với các kiểu thì của động từ, hãy tự hỏi bạn:

 

 

– Những từ diễn đạt thời gian trong câu là gì?

– Nếu có 2 mệnh đề trong câu, thì các thì của động từ có thích hợp không?

– Có động từ biểu hiện trạng thái không?

  • Với các kiểu cụm động từ, hãy tự hỏi bạn:

– Nghĩa của cụm động từ đó có logic không?

Related posts

Top những bài hát hay của Bức Tường dễ chơi guitar

Thế gian này cái gì quý giá nhất?