Nội dung bài viết:
Trong bài viết này, mình muốn chia sẽ với các bạn làm thế nào để chụp được một bức hình đúng sáng, dựa vào đâu để biết bức hình đó đúng sáng hay chưa. Các khái niệm độ nhạy sáng ISO, khẩu độ, tốc độ màn trập là gì và nó ảnh hưởng như thế nào. Đo sáng điểm và đo sáng ma trận khác nhau ở đâu? Cùng tìm hiểu nhé.
I. Thế nào là một bức hình đúng sáng (HD Sử dụng biểu đồ Histogram)
Histogram trong máy ảnh số là một dạng biểu đồ biểu diễn số lượng điểm ảnh tương ứng với mức độ sáng tối của bức ảnh sau khi chụp.
Biểu đồ Histogram biểu thị ánh sáng tăng dần từ trái qua phải. Hầu hết các máy ảnh hiện nay thì trục sáng tối được chia làm 5 phần đều nhau thể hiện khoảng sáng (tối) ở khu vực đó và ta có thể gọi mỗi khoảng này là một stop. Khoảng ở giữa có mức sáng trung bình tức là có màu tương đồng mới màu ghi 18% gọi là stop 0. Hắt dần sang bên trái của khoảng này thì màu càng tối (tối nhất giá trị 0) – lần lượt theo ảnh minh họa bên dưới là stop -1 và stop -2 và hắt dần sang phải thì càng sáng (sáng nhất giá trị 255) – lần lượt theo ảnh minh họa bên dưới là stop +1 và stop +2.
Biểu đồ Histogram biểu thị ánh sáng tăng dần từ trái qua phải
Như vậy một bức ảnh đúng sáng là bức ảnh có biểu đồ histogram trãi đều và nằm trong 2 trục sáng tối. Các bạn có thể xem trực tiếp biểu đồ này trên máy ảnh sau khi chụp xong.
Dưới đây mình minh họa bằng hình ảnh cụ thể để các bạn hình dung dễ hơn.
Ảnh chụp | Biểu đồ Histogram tương ứng |
Stop 0: Ảnh có độ sáng vừa đủ | |
Stop -2: Ảnh rất tối, nhiều điểm mất nét | |
Stop -1: Ảnh hơi tối nếu so với ảnh trung bình, một vài điểm bị mất nét | |
Stop +1: Ảnh sáng hơn so với ảnh trung bình | |
Stop +2: Ảnh quá sáng so với trung bình, nhiều điểm do sáng quá nên không thật |
3. Khẩu độ (viết tắt là F): hay còn gọi là độ mở ống kính, là phần điều chỉnh cường độ ánh sáng đi qua ống kính. Cấu tạo của bộ phận này bao gồm các lá khẩu được xếp lại với nhau bên trong ống kính và tạo khe hở để ánh sáng đi qua. Về khẩu độ, ta có những dãy số tiêu chuẩn của khẩu độ bao gồm f/1, f/1.4, f/2, f/4, f/5.6, f/8, f/11, f/16, f/32…theo đó, con số phía sau chữ F càng lớn thì tỉ lệ nghịch với lượng sáng đi qua ống kính, ví dụ f/8 sẽ có lượng sáng đi vào ít hơn f/2 và ngược lại.
Ở đây ta có 2 thuật ngữ mà người chụp ảnh hay sử dụng, đó là “mở khẩu” và “khép khẩu”. “Mở khẩu” có nghĩa điều chỉnh thông số sao cho các lá khẩu trong ống kính mở rộng ra để đưa ánh sáng vào nhiều hơn (ví dụ từ f/8 chuyển sang f/5.6 hay f/4 ta gọi là “mở khẩu”). Ngược lại, “khép khẩu” là điều chỉnh thông số sao cho các lá khẩu trong ống kính khép nhỏ dần lại để giảm bớt lượng ánh sáng vào (ví dụ từ f/2 khép khẩu xuống f/4).
Bên cạnh việc thay đổi lượng sáng vào ống kính, khẩu độ còn ảnh hưởng trực tiếp đến độ sâu trường ảnh (Depth of Field). Khi người chụp “mở khẩu” càng lớn, hậu cảnh đằng sau chủ thể sẽ bị xóa mờ nhiều hơn (hay ta còn có thể gọi là “xóa phông”), ngược lại nếu “khép khẩu” lại càng nhiều thì hậu cảnh phía sau sẽ càng rõ nét (sử dụng cho trường hợp muốn lấy nét cả chủ thể lẫn hậu cảnh phía sau).
Khi bạn đã đọc và hiểu được 3 yếu tố cơ bản, bây giờ là lúc tổng kết lại để có những trực quan về sự tương tác giữa 3 yếu tố này.
Sự tương tác giữa tốc độ, khẩu độ, và ISO
Để có được những bức ảnh đẹp nhất, còn phụ thuộc vào rất nhiều chế độ khác nhau.
Chẳng hạn:
– Chế độ đo sáng: Multi-zone, Centre-weighted, Spot
– Chế độ phơi sáng: Aperture Priority, Shutter Priority
– Chế độ AF và Drive
Nhưng 3 yếu tố nêu trên gồm tốc độ cửa trập, khẩu độ và ISO là các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới độ sáng của ảnh và các hiệu ứng hình ảnh khác. Việc kết hợp hài hòa 3 yếu tố này để có ánh sáng đẹp và chuẩn xác nhất chính là điểm căn bản trong nghệ thuật nhiếp ảnh từ xưa tới nay.
Đối với các bạn mới tập chơi máy ảnh, mình khuyên các bạn nên dùng chế độ Aperture Priority (ưu tiên khẩu độ), bạn sẽ set giá trị ISO và khẩu độ, máy sẽ tự tính ra tốc độ.
Mình tiếp tục với phần 3 trong bài này,
III. Các chế độ đo sáng (chổ nào cần sáng và chổ nào cần tối)
Như vậy ta đã biết cách làm tăng hoặc giảm độ sáng của một bức ảnh thông qua 3 trị số ở trên, nhưng khi chụp ảnh chân dung hoặc ảnh phong cảnh, thì chổ nào cần sáng, chổ nào không cần sáng, hay tất cả đều phải cần sáng? Về nguyên tắc khi chụp chân dung người mẫu phải cần được sáng trước (trừ một số chổ cần tối theo ngụ ý của tác giả) hoặc khi chụp phong cảnh, toàn bộ bức ảnh nên phải sáng đồng đều. Như vậy ta lại có thêm khái niệm chế độ đo sáng nào cần cho một bức ảnh.
Nói một cách tóm tắt nhất:
- Đo sáng là việc xác định độ mở ống kính ( khẩu độ – aperture – fstop), tốc độ chụp (shutter speed), và độ nhạy sáng (ISO) để có được một bức ảnh đúng sáng.
- Đo sáng có thể không chính sáng trong các chế độ auto (P,A,S) và người ta đã thêm vào chế độ bù trừ EV để bạn chỉnh.
- Trên máy ảnh DSLR cũng như điện thoại hay máy compact đều có từ 3-4 chế độ đo sáng:
- Đo sáng trung tâm (Center)
- Đo sáng điểm (Spot)
- Đo sáng toàn khung (Matrix)
- Đo sáng xung quang điểm lấy nét (Partial)
Sau đây mình xin nói rõ thêm về các chế độ này và cách sử dụng sao cho đúng
Từ trái qua phải: Điểm – Trung tâm – Toàn khung
1. Đo sáng trung tâm
Cách đo sáng này thương hay được dùng nhất trong các trường hợp. Cách này máy sẽ đo sáng ở khu vực trung tâm khoảng 30% khung hình. Cách này dùng cho chủ thể ý
2. Đo sáng toàn khung
Ở chế độ này (còn gọi là matrix), máy ảnh đo sáng ở nhiều điểm khác nhau trong khung hình rồi chia giá trị thành các nhóm khu vực để xác định độ sáng tốt nhất cho từng khu vực trên bức ảnh rồi chia trung bình. Sử dụng phù hợp khi muốn bức ảnh sáng đều trên toàn khuôn hình.
Cách đo sáng này không sử dụng khi chụp ngược nắng mà bạn muốn làm rõ chủ thể. Thường dùng trong trường hợp ánh sáng hài hòa, còn những nơi ánh sáng phức tạp cách này tỏ ra kém hiệu quả
3. Đo sáng điểm
Đây là kĩ thuật đo sáng phúc tạp nhất, máy ảnh sẽ đa sáng 4% khung hình tức là ở ngay điểm mà bạn lấy nét. Máy ảnh sẽ cho ra kết quả rất chính xác ở vùng bạn lấy nét. Khi chụp với chế độ đo sáng này thao tác chụp của bạn đòi hỏi phải thêm một bước khóa sáng nữa (nút AE Lock có dấu *), điểm lấy nét có thể khác điểm bạn khóa sáng tùy theo ý đồ chụp của bạn. Khi bạn nắm được đo sáng điểm bạn đã giỏi rồi đấy.
Ví dụ: Trong trường hợp chụp ngược sáng A là điẻm tối bạn muốn chụp (vì B là mặt trời nên A tối) bạn muốn điểm A sáng hơn nếu không dùng đến flash, bạn tiến hành đo sáng điểm vào A. Máy ảnh sẽ hiểu rằng A là điểm tối và sẽ cân bằng sáng bằng cách nâng sáng cho điểm B => ảnh của bạn rõ chủ thể nhưng phông nền trắng xóa. Có thể chữa bằng cách chụp ảnh RAW và trong hậu kì bạn hạ hết thanh Shadows để lấy lại phông nền hoặc dùng EV trừ sáng khi chụp
Bạn sẽ thấy rất rõ sự bù trừ sáng này khi chụp liveview hoặc thử trên điện thoại.
4. Đo sáng xung quanh điểm lấy nét
Chế độ đo sáng này sẽ đo chung quanh điểm nét, tùy thuộc vào ý đồ của bạn thể hiện. Theo mình chế độ này không khác đo sáng điểm là mấy, nhưng nó cho bạn vùng đo sáng rộng hơn trong trường hợp đo sáng điểm quá nhỏ quá khó để đo.
Sau bài này các bạn có lẽ đã hiểu thêm chút ít về đo sáng. Các lý thuyết về sâu hơn các bạn có thể xem thêm về màu sắc phản xạ ánh sáng, hấp thụ sáng. Nếu các bạn điều khiển được ánh sáng thì bức ảnh của bạn luôn luôn rất đẹp.
[youtube https://www.youtube.com/watch?v=e99KKv37Ku4]