Video hướng dẫn kỹ thuật chụp ảnh chân dung ngược sáng.
Tác giả: DucTienLucas
Dưới đây là những lưu ý như vậy.
Lưu ý về thời gian chụp
Thời điểm lý tưởng để chụp những bức ảnh ngược sáng là buổi sáng sớm khi mặt trời mới mọc hoặc buổi chiều muộn trước hoàng hôn – lúc trời vẫn sáng nhưng không quá gắt. Thông thường, vào mùa hè, bạn nên bắt đầu chụp ảnh trước 7h sáng và buổi chiều từ 4h30 – 6h30.
Mùa đông thì thời gian này có thể thay đổi một chút, tuy nhiên “thời gian vàng” cho mọi thể loại ảnh liên quan tới ánh sáng mặt trời, luôn là lúc sáng sớm và lúc hoàng hôn.
Những khung giờ “ma thuật” là vào lúc bình minh hay hoàng hôn, khi ánh sáng chưa quá gắt
Lưu ý về chế độ đo sáng
Trong trường hợp muốn chụp ảnh ngược sáng, bạn nên lựa chọn chế độ Spot Metering (đo sáng điểm). Bằng cách này, máy ảnh sẽ đo ánh sáng trên chủ thể chính mà bạn định chụp và không bị “nhiễu” vì ánh sáng của cảnh vật xung quanh. Cũng nên điều chỉnh mức phơi sáng xuống thấp khoảng từ 2/3 đến 1 Ev, vì nói chung, chủ thể tối hơn nên ảnh sẽ dư sáng và nhiều noise nếu bạn đo sáng vào chủ thể.
Đo sáng vào chủ thể và giảm mức Ev compensation sẽ cho một bức ảnh đủ sáng
Lưu ý về nguồn sáng – Hướng và cường độ
Thông thường nếu nguồn sáng ở phía sau quá gắt, mặt của chủ thể thường bị tối hay bức ảnh bị sáng quá. Điều này là tốt nếu bạn muốn chụp những bức ảnh phong cách silhouette. Tuy nhiên, thông thường, nếu muốn mặt của chủ thể sáng hơn, hãy để chủ thể đứng sau một cái cây và phía sau cái cây là ánh sáng mặt trời. Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể sử dụng một chiếc gương hay thiết bị hắt sáng. Trong trường hợp khó khăn, bạn có thể tận dụng đèn flash như một công cụ bù sáng khá hiệu quả (nhưng không hoàn hảo như các dụng cụ khác).
Ảnh chụp theo phong cách silhouette, khá đẹp nhưng việc chủ thể bị tối hoàn toàn không phải khi nào cũng tốt
Có những lớp che sáng phía sau chủ thể giúp nguồn sáng ngược không quá gắt
Lưu ý về thông số của máy ảnh
Để tạo nên bức ảnh ưng ý, bạn cần phải cài đặt máy ảnh. Việc cài đặt này tùy thuộc vào bạn muốn bức ảnh của mình như thế nào. Thông thường, nếu muốn kể một câu chuyện, bạn nên để khẩu độ nhỏ: f/22, f/16, f/11, khi đó tất cả quang cảnh xung quanh đều rõ ràng. Còn nếu muốn nhấn mạnh vào nhân vật chính, hãy để khẩu độ lớn: f/1.4, f/1.6, f/1.8, f/2.0…
Với bức ảnh này, một khẩu độ tương đối nhỏ được mở để thấy rõ được toàn bộ chủ thể (chú hươu)
Làm chủ việc lóe sáng
Hiện tượng lóe sáng hay còn gọi là lens flare là một thuật ngữ quen thuộc khi chụp ảnh ngược sáng. Đó là những quầng sáng hay vòng ánh sáng thường xuất hiện khi bạn chụp ngược sáng.
Ảnh chụp có lóe sáng thường nhìn “ảo diệu”, nhưng mất tương phản
Rất nhiều người thích dấu ấn này trên bức ảnh vì trông chúng rất lãng mạn. Tuy nhiên, chúng làm bức ảnh khá “loang lổ” và mất độ tương phản. Nếu bạn không thích để lại những bóng lóe sáng này, bạn cũng nên để chủ thể đứng trước một cái cây hay vật thể che chắn khác để làm tản mất những vòng tròn sáng xuất hiện trong ảnh.