IT

Bài 11- SEO là gì? Tổng quan về một dự án SEO

Bạn thường nghe đến thuật ngữ SEO trong thời gian gần đây đúng ko? Vậy SEO là gì, làm SEO là làm cái gì. Bài viết này sẽ đi một cách tổng quan cho bạn biết đầy đủ về SEO. Còn làm như thế nào trong từng công đoạn, hãy follow các bài viết kế tiếp nhé.

SEO là gì?

SEO được hiểu là tập hợp các phương pháp để tối ưu hóa một website nhằm nâng cao thứ hạng trong các công cụ tìm kiếm hiện nay (Google, Bing, Yahoo, Baidu…). Nhưng do phần lớn ở Việt Nam sử dụng công cụ tìm kiếm là google. Nên các SEOer ở Việt Nam chỉ chú trọng tối ưu hóa website thân thiện với bộ máy tìm kiếm của google.

SEO là viết tắt của từ “ Search Engine Optimization”.

Tổng quan về một dự án SEO

Nếu bạn xây 1 cái nhà, thì từ khâu chuẩn bị vật liệu, xây thô, sơn nhà, trang trí nội thất…kết lại làm ra một chuỗi gọi là dự án. Vậy làm SEO cũng vậy, bạn cũng làm ra một dự án, có thể sử dụng mô hình Lean Six Sigma (DMAIC) để làm. Một dự án SEO thông thường được làm từ 8~12 tháng và chia ra làm 6 giai đoạn.

Thiết kế website –à Phân tích từ khóa -à Tối ưu website Onpage -à SEO offpage à Đo lường, kiểm tra thứ hạng, traffic à Điều chỉnh & cải tiến liên tục

  1. Thiết kế website

Bạn cần có 1 website trước khi bắt đầu làm SEO, tất nhiên rồi. Không có website thì SEO cái gì. Đó là lý do tôi viết 9 bài hướng dẫn thiết kế web. Để công việc tối ưu SEO được diễn ra dễ dàng, khâu chọn mã nguồn thiết kế web là rất quan trọng. Có rất nhiều mã nguồn để thiết kế web hiện nay, theo tôi bạn nên chọn những mã nguồn nào mà được cộng đồng mạng đánh giá cao, dùng nhiều nhất, dùng dễ nhất, cho 5* là thực tế nhất. Với kinh nghiệm của tôi, bạn nên chọn những mã nguồn bên dưới để làm web:

  • Wordpress (nên dùng thằng này)
  • Joomla
  • Magento
  • Haravan (mới nỗi nhưng khá ngon)
  • Blogger của google

Cá nhân tôi thì tôi làm web bằng wordpress (92% các website hiện nay trên thế giới sử dụng mã nguồn này). Vì nó đơn giản, dễ, tối ưu tốc độ dễ, và quan trọng là được cộng đồng hỗ trợ nhanh cũng như CMS hỗ trợ SEO thuộc dạng TOP.

  1. Phân tích từ khóa (keyword analyze)

Khâu này là khâu tìm cái chìa khóa để mở cửa nhà, tìm sai chìa khóa thì xác định nhé. Đúng vậy, mỗi website sẽ có một nhóm nội dung nhất định (nếu làm ngành lẽ) hoặc là website tổng hợp, thương mại điện tử thì vô số nội dung.

Đối với các website theo từng ngành lẽ thì sẽ có nhóm từ khóa thích hợp cho website đó. Tôi lấy ví dụ, tôi làm website về dịch vụ chụp hình. Trong dịch vụ chụp hình thì có chụp hình cưới, chụp hình gia đình, chụp hình doanh nhân, chụp hình nghệ thuật cá nhân, chụp hình sản phẩm…

Vậy nhiệm vụ tôi là gì? Tôi phải xây dựng một cây từ khóa mà bắt đầu là từ khóa cha “dịch vụ chụp hình”, chìa khóa con “ dịch vụ chụp hình cưới, chụp hình doanh nhân..”, từ khóa cháu “bảng giá chụp hình cưới, địa điểm chụp hình cưới, studio chụp hình cưới đẹp….”

Bảng keyword ít nhất phải có 3 lớp cha-con-cháu và từ các keywork này mới phân ra nội dung cần viết là gì.

Sử dụng tool để tìm keyword gợi ý là: keyword planner, keywordtool.IO, keyword finder

  1. Tối ưu website, SEO Onpage

Đây là khâu chiếm 60% khối lượng công việc làm SEO. Nó bao gồm tối ưu nội dung, tối ưu bảo mật website, tối ưu tốc độ website, tối ưu hiển thị website thân thiện với thiết bị di động, tối ưu link thân thiện với bộ máy tìm kiếm. Và một số công việc khác. Chi tiết thế nào, tôi sẽ hướng dẫn cụ thể cho các bạn trong những bài tiếp theo.

  1. SEO offpage, đi backlink

Là công đoạn SEO ngoài website. Bạn thực hiện các công việc bên ngoài trang web, đưa các liên kết về website của mình. Công việc này chiếm 20% khối lượng trong SEO.

  • Xây dựng liên kết từ các website khác trỏ đến
  • Đặt link từ khóa, logo, banner trên các trang có page rank cao (trang cùng nội dung càng tốt)
  • Viết Blog, tạo chuỗi liên kết backlink
  • Quảng bá qua trang xã hội, google plus (G+), Facebook, Twiter, Youtube
  • Quảng bá qua các kênh truyền thống
  1. Đo lường, kiểm tra thứ hạng, traffic website

Hàng ngày bạn phải theo dõi tình trạng website, xem từ khóa có được lên TOP sau khi viết. Bao nhiêu người dùng ghé thăm website mỗi ngày, xem các phân tích về hành vi người dùng trong Google analyze và từ đó điều chỉnh nội dung website cho phù hợp, thực hiện các cải thiện.

  1. Điều chỉnh nội dung, link building và cải thiện

Phần này là công việc thường ngày bạn phải làm, sau khi website lên TOP bạn phải kiểm tra traffic hàng ngày. Nếu từ khóa rớt hạng, bạn cần phải biết nguyên nhân vì sao rớt và làm thế nào để kéo nó lên lại. Công việc điều chỉnh website để cải thiện thứ hạng và giữ vị trí Top 1. Nếu làm tới bước này thì trong đầu chỉ cần nhớ công thức:

Top 1 = Nội dung good + Traffic cao + Time on site lâu

Chỉ cần nhớ 3 yếu tố này để biết cách kéo khi từ khóa tụt hạng, tôi đảm bảo bạn sẽ luôn duy trì được TOP 1.

Bài viết này tạm dừng tại đây. Chi tiết công việc sẽ được viết trên lộ trình này. Bạn hãy theo dõi các bài viết sau nhé.

Thân ái !!!

Related posts

Bảo vệ: Tip seeding in Marketing

Tổng hợp kiến thức SEO từ Phong Hapo

Bài 15- Cài đặt & cấu hình tối ưu tốc độ website