Nhiếp ảnh ý niệm là gì? Có gì hay và thú vị – ThaoLEE

Nhiếp ảnh ý niệm là gì?

Nhiếp ảnh ý niệm hay còn gọi là Conceptual Photography hiểu nôm na nó là một thể loại nhiếp ảnh miêu tả về những ”khái niệm , ý niệm” của người chụp ảnh. Nó là một thể loại nhiếp ảnh mà nhiếp ảnh gia sẽ phải sắp đặt những điều , những đối tượng khác nhau trong khung cảnh để nói lên ý tưởng hoặc khái niệm của mình một cách rõ ràng và người xem có thể cảm nhận được.

Một số trường hợp , người chụp ảnh phải nhờ đến máy tính để pha trộn các đối tượng với nhau vào một bức ảnh , nhưng cũng có nhiều nhiếp ảnh gia chỉ cần sử dụng những gì có sẵn xung quanh họ , những thứ hữu hình .

Nhưng dù cho họ sử dụng bất cứ kỹ thuật gì thì ”nhiếp ảnh ý niệm” vẫn được xem là một trong những thể loại sáng tạo nhất của nhiếp ảnh. Một phần vì nó là khó khăn hơn so với các thể loại khác , nhưng chủ yếu là vì phải mất rất nhiều thời gian và kiên nhẫn để có được những shot hình ”ý niệm” hoàn hảo.

Ý niệm: Thuốc lá giết chết bạn như những viên đạn

Lịch Sử khởi đầu

Nhiếp ảnh ý niệm khởi nguồn lần đầu năm 1917, người đầu tiên đề ra ý niệm trào lưu này là nghệ sĩ người Pháp Marcel Duchamp với tác phẩm nổi tiếng Fountain trưng bày một chiếc bồn tiểu nam

Nhiếp ảnh Ý niệm có đặc điểm gì?

Trong thể loại nhiếp ảnh này, những chủ thể, đối tượng có thể nhìn thấy được bằng mắt thường không phải là nội dung chính của bức ảnh. Nội dung chính trong ảnh ý niệm là những ẩn ý nằm bên dưới diện mạo tổng thể của bức ảnh. Đây là một phương thức thể hiện tư tưởng, triết lý của người chụp ảnh thông qua những đối tượng, vật thể được chụp. Để chuyển tải được một thông điệp hay ấn tượng nào đó của cuộc sống đến với người xem, nhà nhiếp ảnh thường phải có những ý niệm ban đầu, rồi sau đó mượn những biểu tượng, đường nét, sắc độ để hiện thực hóa ý tưởng đó. Chỉ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ý tưởng và các thủ pháp nhiếp ảnh, mới giúp tăng sự súc tích của ngôn ngữ nhiếp ảnh

Ý niệm: Sức mạnh chiếc SUZUKI những con ngựa chạy vừa nhanh vừa khỏe

Nhiếp ảnh ý niệm Việt Nam

Những luận bàn được xem là nhiếp ảnh ý niệm ở Việt Nam gần đây, chỉ dừng lại ở khía cạnh hình thức của tác phẩm là chính, tức là theo lối dàn dựng. Trong số những nghệ sĩ nhiếp ảnh xuất thân từ khóa cao đẳng nhiếp ảnh đầu tiên của Việt Nam ở Sài Gòn, vào khoảng năm 2000, một vài dự án nhiếp ảnh nghệ thuật có thể xem là mang tính ý niệm là của Ngô Đình Trúc và Bùi Hữu Phước.

Dự án Hình Thẻ của nghệ sĩ Bùi Hữu Phước

Hình thẻ là một dự án nhiếp ảnh mang tính ý niệm của nghệ sĩ Bùi Hữu Phước, bắt đầu từ năm 2003 và vẫn còn đang tiếp diễn. Ý tưởng của dự án này bắt nguồn từ công việc của anh ở hiệu ảnh nhỏ của gia đình, đó là chụp ảnh nhận dạng (hay còn gọi là hình thẻ) thường dùng để làm các giấy tờ tùy thân hay giấy tờ, hồ sơ hành chính… Việc tác nghiệp bằng ống kính tiêu cự trung bình cho một trường nhìn rộng lớn hơn trong bức ảnh thay vì chỉ chụp được từ phần vai trở lên và khuôn mặt để sử dụng cho việc nhận dạng thông thường.

Bằng hành động thay đổi cách đóng khung bức ảnh đã thành thông lệ, B.H.Phước đặt lại vấn đề nhận dạng một cá nhân bằng hình ảnh nhiếp ảnh thực sự là như thế nào. Có vẻ khôi hài nhưng những bức ảnh nhận dạng của B.H.Phước đã khai phá một chiều kích khác sâu xa hơn cả việc nhận dạng cá nhân, đó là nhận dạng xã hội bằng nhiếp ảnh. Là một dự án nhiếp ảnh vẫn còn tiếp diễn, có khả năng B.H.Phước sẽ ghi nhận được bằng hình ảnh nhiếp ảnh cả những biến chuyển nào đó của đời sống văn hóa xã hội ít nhất là xung quanh cái hiệu ảnh nhỏ của gia đình anh. Dự án Hình thẻ của B.H.Phước khi được thực hiện trong một thời gian dài hẳn là còn mang tính tư liệu lịch sử nữa.

Nghệ thuật ý niệm trong nhiếp ảnh của  nghệ sĩ Ngô Đình Trúc

Giống như B.H.Phước, nghệ sĩ Ngô Đình Trúc cũng tìm cách hòa trộn những thực hành nghệ thuật với công việc nhiếp ảnh thương mại của mình. Từ những hình ảnh được tạo ra trong hoạt động nhiếp ảnh thương mại của chính mình hay những hình ảnh có sẵn bất kỳ, N.Đ.Trúc đã can thiệp bằng cách thêm vào những văn bản để tạo ra tác phẩm nghệ thuật. Bộ ảnh Chuyện phiếm và Cùng giống với nhau là những dự án mang tính ý niệm thể hiện qua cái cách mà N.Đ.Trúc thay đổi ngữ cảnh của những hình ảnh sẵn có thành những tác phẩm nghệ thuật.

Ở cả hai bộ ảnh này, Trúc quan tâm đến những gì xảy ra sau khi bức ảnh đã được chụp, đó là cuộc sống của nó trong trí tưởng tượng của người xem. Những văn bản của N.Đ.Trúc không tìm cách trình bày ý nghĩa của bức ảnh mà là ý nghĩa của nó đối với chính anh. Chính vì lẽ đó, những hình ảnh trong cả hai dự án nghệ thuật này của N.Đ.Trúc đều không phải là những hình ảnh được anh tạo ra cho mục đích nghệ thuật như hầu hết những nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam trước nay. Với N.Đ.Trúc, chỉ cần khám phá những khả năng ẩn dụ, cũng như tiếp cận lại những ký ức tập thể trong một bức ảnh có sẵn bằng những trải nghiệm cá nhân chứ không tạo ra bức ảnh mới là một cách đặt vấn đề với những thực hành mỹ thuật chỉ nhắm đến hình thức phổ biến ở Việt Nam.

Hiện nay, Nhiếp ảnh Ý niệm ít có người theo đuổi vì thế nó không được phổ biến rộng rãi. Về đánh giá khách quan, trường phái nhiếp ảnh này đòi hỏi sự sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ cần có đầu óc tưởng tượng phong phú mới làm được những tác phẩm để đời.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu biết hơn về trường phái nhiếp ảnh Ý niệm đã từng tồn tại. Follow website để tìm đọc những thông tin bổ ích hơn nhé !!!

Tham khảo: Wikipedia & EPT

Related posts

3 cách set đèn hiệu quả trong chụp ảnh chân dung – ThaoLEE

Bài 12- Nguyên tắc tạo bố cục trong nhiếp ảnh (Phần III)

Bài 11- Nguyên tắc tạo bố cục trong nhiếp ảnh (Phần II)