Bài 2 – Nguyên tắc lấy nét trên máy DSLR

Trong bài 2 này, mình xin gửi tới các bạn mới vào nghề làm sao để chụp được một bức ảnh rỏ nét. Có các chế độ lấy nét nào trên máy DSLR, chụp một người lấy nét dễ vậy còn chụp đông người? Làm sao khắc phục khi bị out nét.

Một số thuật ngữ khi mới chụp ảnh mà dân nghiệp dư hay gọi là: nét và out nét , ý chỉ bức ảnh nét và không nét. Theo tiếng anh thì đó là focus và front of , behind the focus. Tóm lại là với những người mua máy thì cứ nghĩ có máy ảnh DSLR xịn là chụp được ảnh và chưa quan tâm đến cái ảnh nét thế nào.

Theo ý hiểu của mình: 1 bức ảnh nét là 1 bức ảnh trong đó chủ thể cần nói đến trong bức ảnh hiện rõ chi tiết, không quan trọng các chi tiết khác .
Thế nên với quan điểm này các bạn đừng thắc mắc là sao bức ảnh mờ mịt, chẳng nét gì cả mà lại bảo nét. Ảnh kia trông nét thế mà lại là out nét. Ví dụ nhé:
Một bức ảnh outnet:

Một bức ảnh nét:

Về cơ bản, nhìn bức ảnh phía trên nhiều bạn bảo nét, nhưng ảnh đó out nét, nguyên nhân có thể do tay cầm không chắc khi chụp, bị rung hoặc có thể là sau khi lấy nét, tác giả đã di máy ảnh để bố cục lại bức ảnh, dẫn đến bị out nét.

I. Các chế độ lấy nét trên máy ảnh DSLR

Có 2 chế độ lấy nét tự động và 1 chế độ lấy nét tay. Các chế độ này được điều khiển bằng hệ thống chọn chế độ lấy nét ( focus mode slector )ở phía trước thân máy
S: Single sevo AF – là hệ thống lấy nét của máy tự động, khi bạn nhấn nửa nút chụp. Khi chủ đề được lấy đúng nét đèn trong khung nhắm sẽ sáng, kêu tiếng bíp. Nhấn nút để chụp
C: Continuouus servo AF, máy lấy nét tự động liên tục khi bạn nhấp nửa phím chụp. Nếu chủ đề di chuyển hệ thống sẽ tự động điều chỉnh lại, không thể khóa nét lại khi ở chế độ này. Bạn có thể chụp bất cứ lúc nào cho dù lấy nét đúng hay sai

M: Manual – Lấy nét tay, sử dụng trong tất cả các điều kiện máy không tthể lấy nét tự động được. Việc lấy nét được điều chỉnh bằng vòng lấy nét trên ống kính. Bạn có thể chụp bất cứ lúc nào cho dù lấy nét đúng hay sai.

Lưu ý: có một số ống kính không có vòng lấy nét tay, việc lấy nét ở chế độ M coi như hoàn toàn không sử dụng được.

Vùng nét AF:

Vùng nét được chọn sẽ quyết định có bao nhiêu điểm nét để các chế độ lấy nét tự động họat động. Để chọn điều chỉnh vị trí vùng nét theo ý trong chế độ chọn ta thử tìm hiểu các vùng lấy nét như sau:

Auto Area AF:

Máy tự động dò tìm chủ đề và chọn điểm lấy nét. Nếu OK là lọai G hay D, máy sẽ tự động phân biệt chủ đề là người từ hậu cảnh cho việc chủ đề tốt hơn. Nếu trong khung nhắm không có người hoặc quá nhỏ, máy sẽ ưu tiên chọn đối tượng gần nhất để lấy nét.Trong chế độ lấy nét đơn (AF- S ) khung nhắm sẽ bật sáng sau khi máy lấy đúng nét, trong chế độ liên tục (AF- C ) , điểm lấy nét sẽ không bật sáng

Dynamic-area AF:

Chọn điểm lấy nét bằng tay. Nếu chủ đề di chuyển qua điểm lấy nét khác, hệ thống lấy nét của máy sẽ họat động theo chuyển động của chủ đề theo thông tin của các vùng lấy nét chung quanh. Số điểm nét có thể chọn là 4, 9, 21 và 51 ( tùy theo lọai máy )Nếu chọn 51 điểm – 3D tracking ( Nikon D300, D300s, D700, D3, D3s, D3x ), các điểm lấy nét được chọn sẽ họat động 3D tracking

Single – point AF :

Lấy nét đơn
Chọn điểm lấy nét bằng tay, máy sẽ lấy nét chủ đề ngay điểm nét đã chọn. Sử dụng khi chụp các chủ đề không di động và trong phạm vi khung ngắm

V: Cách chọn điểm lấy nét:

Mở khóa chọn điểm lấy nét.

Di chuyển điểm lấy nét trên multi – selector vào đúng chủ đề mình muốn lấy nét, khóa nét lại

Dùng nút multi selector di chuyển để di chuyển điểm lấy nét

VI: Những lúc không AF được,

Có khi nào máy ảnh không lấy nét tự động AF được hay không ? có chứ

  • Chủ đề rất tối: nếu trong trường hợp này bạn nên lấy nét ở chủ đề sáng hơn có cùng khỏang cách tới máy, hoặc dùng đèn SP AF led
  • Chủ đề quá sáng
  • Vùng nét có quá nhiều chủ đề hoặc có quá nhiều chủ đề đồng dạng ( ví dụ như trên cánh đồng hoa )
  • Chủ đề quá nhỏ

Bạn sẽ phải làm gì nếu máy không lấy nét tự đông AF được ? hãy lấy nét bằng tay, lúc này việc cần phải làm là gạt Focus-mode selector tới vị trí M, và lấy nét bằng tay … 

II. Làm thế nào để ảnh nét:

1. Chụp nhiều 

Tránh những rung tay không cần thiết. Một số anh em thì bảo là để body máy tì sát lên gò má để làm điểm tì cho đỡ rung tay. Thêm nữa là body cũng cầm đầm tay để tránh những rung động nhỏ

2. Ống kính không bị front hay beside 

3. Kỹ thuật:

Khẩu độ F: Thường những bức ảnh out nét nguyên nhân phần nhiều là do để khẩu lớn , tức là F nhỏ. Do đó Dof ( chiều sâu) của bức ảnh mỏng, thường thì chụp chân dung hay có kiểu xóa phông và bị out nét.
Ánh sáng:  Nguyên nhân thứ 2 là do ánh sáng yếu cũng dẫn đến việc không lấy được nét và out nét . 2 cái này thường đi cùng nhau. Vì do ánh sáng yếu nên mở khẩu lớn, tốc chậm, tay rung – > out nét  :))
Do bố cục lại ảnh sau khi lấy nét, nguyên nhân này là chủ yếu. Vì thường khi chụp chân dung, ta lấy nét ở mắt rồi ấn khóa nét bằng cách giữ 1/2 nút chụp hoặc ấn nút lock, sau đó di chuyển để bố cục lại. Nhưng khi bố cục lại thì điểm lấy nét và điểm di dời không cùng mặt phẳng hoặc chúng ta tiến, lùi dẫn đến khoảng cách đến điểm lấy nét bị thay đổi.

Cách khắc phục: di chuyển máy để bố cục với dao động nhỏ trên cùng mặt phẳng vuông góc với chủ thể

Đối với máy DSLR của Canon: thì có các điểm lấy nét

Các bạn có thể điều chỉnh điểm lấy nét bằng cách xoay vòng xe trên body và giữ 1 phần 2 nút chụp hoặc ấn nút * ở trên máy để lấy nét. Khi điểm tròn bên phải ngoài cùng sáng tức là đã lấy nét thành công. Ấn nút chụp nốt 1/2 để chụp.

Qua những điều đã nói ở trên thì để có 1 bức ảnh nét cần có những điều kiện sau:

Ống kính chuẩn + Ánh sáng đủ + Chủ thể đứng yên + Hạn chế mở khẩu ( thường thì chụp với 85mm 1.8 mình để khẩu F 2.8 hoặc 3.2 ) 

một trong những cách khắc phục bức ảnh bị out nét nữa là chúng ta sử dụng Photoshop bằng cách tăng Sharpen lên, có thể cứu gỡ được 1 phần nào đó. Tuy nhiên nếu tăng cao quá sẽ dẫn đến ảnh bị “bệt” , cái này mình sẽ giải thích sau.

Lý thuyết là vậy, còn trong thực tế thì vô vàn. Hy vọng với một số kinh nghiệm của bản thân, các bạn newbie như mình có thể chụp một bức ảnh không bị out nét.

III. Cách lấy nét khi chụp đông người

Các bạn tham khảo video này nhé

Related posts

Nhiếp ảnh ý niệm là gì? Có gì hay và thú vị – ThaoLEE

3 cách set đèn hiệu quả trong chụp ảnh chân dung – ThaoLEE

Bài 12- Nguyên tắc tạo bố cục trong nhiếp ảnh (Phần III)