Bài 9 – Ống kích nào thích hợp để chụp chân dung

Các ống kính fix thường được ưu tiên chọn để chụp chân dung, vì trên hết độ mở lớn sẽ cho khả năng xóa phông lý tưởng. Các ống kính có tiêu cự fix lý tưởng cho chụp chân dung (35-50-85-105-135mm)

Vậy tiêu cự nào sẽ thích hợp nhất cho chụp chân dung, mời các bạn tham khảo bài viết sau đây.

Mặc dù có thể sử dụng một cách sáng tạo bất kỳ tiêu cự nào để chụp chân dung, từ tiêu cự ngắn (góc rộng) tới tiêu cự dài (tele), mỗi tiêu cự sử dụng sẽ ảnh hưởng tới không những góc hậu cảnh mà đặc biệt còn tạo ra các hiệu ứng phối cảnh (perspective effects) đối với chủ thể (người được chụp). Theo truyền thống, để chủ thể không bị tác động bởi các hiệu ứng phối cảnh làm thay đổi khuôn mặt và dáng người, vì thế xuất hiện tự nhiên trong khuôn hình, khoảng cách tối thiểu từ máy ảnh tới chủ thể là 5 mét (5.0m / 16.4 feet). ThaoLee xin cung cấp hình ảnh so sánh ảnh trường ở khoảng cách chụp 5m với các tiêu cự khác nhau như sau.

Ở đây, với khoảng cách chụp 5 mét tối ưu, có thể thấy lý do tại sao tiêu cự 85mm (hoặc 90mm) là tiêu cự thường được sử dụng để chup chân dung toàn thân, trong khi đó các tiêu cự 105mm hay 135mm thường được sử dụng chụp chân dung 3/4, còn các tiêu cự dài hơn như 180mm – 200mm lại được sử dụng chụp chân dung bán thân/ nửa người (1/2). Các tiêu cự này cũng có thể được sử dụng linh hoạt hơn bằng cách thay đổi khoảng cách chụp trong việc cúp hình chủ thể chặt hoặc rộng hơn.

Các tiêu cự ngắn hơn như 70mm hay 50mm có thể được sử dụng để chụp chân dung với hậu cảnh rộng hơn, trong khi tiêu cự 35mm sẽ cho hậu cảnh rộng lớn với chủ thể bé nhỏ trong khuôn hình ở khoảng cách chụp 5 mét. Tiêu cự 35mm với khoảng cách 5 mét sẽ phù hợp hơn với chụp nhóm 3-5 người.

Khi khoảng cách chụp chân dung ngắn hơn 5 mét, cần lưu ý đặc biệt và vận dụng sáng tạo để chủ thể không bị méo (xấu) cũng như tận dụng các hiệu ứng phối cảnh để tạo tính nghệ thuật cho bức ảnh.

Tham khảo thêm, để có ảnh trường với chủ thể (cao trung bình 1.65m) chiếm 3/4 khuôn hình, ở các tiêu cự khác nhau thì khoảng cách chụp (từ máy tới chủ thể) sẽ là bao nhiêu. Hình (2) dưới đây sẽ cho ta biết điều đó. Ghi chú: Khoảng cách được tính tương đối; tỷ lệ ảnh 3:2 thể hiện chiều rộng chụp đứng cạnh dài = 3, cạnh ngắn = 2.

Tham Khảo: Internet

Related posts

Nhiếp ảnh ý niệm là gì? Có gì hay và thú vị – ThaoLEE

3 cách set đèn hiệu quả trong chụp ảnh chân dung – ThaoLEE

Bài 12- Nguyên tắc tạo bố cục trong nhiếp ảnh (Phần III)